dành cho mấy thằng ngu hôm nay không làm được bài thì đọc mãi còn làm được địa nhé , ah` mấy chú chép anh hóa mai cho anh chép sử nhá ăn cháo đá bát là đéo được đâu đó hêhheh
Biểu đồ là một phần rất quan trọng trong bài thi môn Địa lý. Đối với các bạn ban Khoa học tự nhiên có trình độ học thuộc lòng “khủng khiếp” (theo đúng nghĩa đen) như chúng ta, thi tốt nghiệp Địa quả là cực hình . Vì vậy phải dựa vô mấy câu biểu đồ kiếm tí điểm để khỏi bị “liệt” -> rớt tốt nghiệp . Nếu đề đã “nhân đạo” nêu rõ loại biểu đồ cần vẽ thì chả nói làm gì, đằng này người ta cứ bắt mình “suy luận” mới chết. Vậy cần xác định đề bài yêu cầu ta vẽ lọai biểu đồ nào vì vẽ không đúng loại biểu đồ thì dù có vẽ đúng, vẽ đẹp (tức là tô xanh xanh đỏ đỏ dzô ớ) vẫn không có điểm (thế mới đau, tốn công con người ta loay hoay cả tiếng). Để vẽ đúng biểu đồ theo yêu cầu, phải xác định đúng biểu đồ mà đề yêu cầu bằng cách quan sát số lượng năm trong đề bài. Ở đây ta chia làm 2 trường hợp:
* Biểu đồ có dữ liệu của 1 năm (hoặc 2 năm hay 3 năm nhưng hiếm hơn)
- Ta chỉ phải vẽ hai loại biểu đồ đó là biểu đồ cột hoặc biểu đồ tròn.
- Để biết chắc đề yêu cầu vẽ biểu đồ cột hay tròn, ta đặt câu hỏi: “Đề có từ “cơ cấu” (hoặc “tỉ trọng” hay “tỉ lệ”) không?” (câu này là tự hỏi chớ đừng hỏi giám thị hay bạn thi cùng phòng nghen ).
+ Nếu có thì ta vẽ biểu đồ tròn (nhớ cái vụ bảng xử lý số liệu, tính R1 và R2... nhe mấy bác).
+ Nếu không thì ta vẽ biểu đồ cột.
* Bảng số liệu nhiều hơn 4 năm (nghĩa là từ 4 năm trở lên ớ).
- Ta sẽ không vẽ biểu đồ tròn (thử tưởng tượng 4 năm là 4 cái hình tròn -> chắc chết ). Vậy ta còn lại biểu đồ miền, biểu đồ cột, biểu đồ đường (hay còn gọi là đồ thị).
- Ta lại đặt câu hỏi: “Đề có từ “cơ cấu” (hoặc “tỉ trọng” hay “tỉ lệ”) không?”
+ Nếu có thì ta vẽ biểu đồ miền (thường thì đề sẽ có thêm từ “thay đổi” bên cạnh từ “cơ cấu”).
+ Nếu không có từ “cơ cấu” thì ta không vẽ biểu đồ miền nữa (vậy là còn lại biểu đồ cột và biểu đồ đường).
- Ta lại đặt câu hỏi thứ hai: “Đề có từ “tăng trưởng” (hoặc “phát triển” hay “biến động”) không?”
+ Nếu có thì ta vẽ biểu đồ đường.
+ Nếu không thì ta vẽ biểu đồ cột.
* Vậy là ta đã lựa chọn xong loại biểu đồ cần vẽ, phần việc còn lại là của mấy bác, tui muốn giúp cũng bó tay. À quên, các mem tuyệt đối không dùng bút chì khi vẽ biểu đồ nhe, lỡ người ta thấy mình giỏi bôi sạch biểu đồ thì tiêu .